Giải pháp chống cháy thụ động thường được ứng dụng là 3 giải pháp sau : bê tông nặng, bê tông kết dính nhẹ và lớp sơn trương phồng. Ba loại này được tạo ra không giống nhau. Gần đây, lớp kết dính nhẹ ít phổ biến đối với các cơ sở hạ tầng hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ thì lớp sơn trương phồng đã trở nên phổ biến rộng rãi như là một giải pháp chống cháy thụ động hiệu quả và thành công.
GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY BÊ TÔNG NẶNG?
Bê tông nặng là một vật liệu chống cháy đã được nhận ra cách đây nhiều năm . Nhiều công trình trong thời thế chiến thứ hai đã tận dụng lợi thế của bê tông nặng để chống cháy. Vật liệu này không đắt tiền và được biết đến với khả năng chịu nhiệt .Tuy nhiên vấn đề khác phát sinh nhanh chóng. Đó là do bê tông nặng nên cần phải có một kết cấu thép chắc chắn. Do đó, giá thành vật liệu và tiền thuê nhân công cao. Đòi hỏi kỹ thuật thi công nhiều bước. Và dễ bị nứt vì tính năng làm lạnh nhanh chóng của bê tông sau vụ hỏa hoạn gây ra sốc nhiệt.
Bê tông sử dụng như một vật liệu chống cháy đã dần bị lãng quên bởi nhiều công nghệ hiện đại gần đây với những tính năng vượt trội và ít tác dụng phụ.
GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY LỚP BÊ TÔNG KẾT DÍNH NHẸ?
Vật liệu chống cháy là lớp kết dính nhẹ. Là một vật liệu ít tốn kém. Lớp kết dính nhẹ hơn bê tông nặng, giống với tên gọi của nó và không yêu cầu kết cấu bê tông phải đặc biệt. Tuy nhiên đòi hỏi chi phí thuê lao động cao giống như bê tông nặng. Vì nó phải được thi công nhiều lớp liên tiếp. Do đó đẩy chi phí nhân công lên cao.Và cũng giống như bê tông nặng, lớp xi măng kết dính nhẹ này cũng có xu hướng nứt.
Một cản trở lớn nhất của lớp xi măng này là không gian giữa lớp nền và lớp kết dính. Khoảng không gian này làm phát sinh ẩm thấp, vi khuẩn do đó dẫn tới ăn mòn lớp nền. Nếu quá trình sử dụng lâu dài, thì nhược điểm không mong đợi này sẽ ảnh hưởng đến tính nhất quán của công trình cần được bảo vệ.
GIẢI PHÁP CHỐNG CHÁY LỚP SƠN TRƯƠNG PHỒNG (SƠN CHỐNG CHÁY):
Lớp sơn hoạt động theo cơ chế trương phồng khi xảy ra sự cố hỏa hoạn. Có nhiều loại sơn với thời gian chịu đựng khác nhau (60 phút-90 phút-120 phút và 150 phút). Lớp sơn này dễ thi công hơn so với hai phương pháp nêu trên và hơn thế nữa. Chi phí thi công thấp .
Khi thi công trực tiếp lên bề mặt thép, không có khoảng không gian để cho nấm mốc và ấm thấp phát sinh tạo điều kiện ăn mòn. Độ dày của sơn tỷ lệ thuận với thời gian chịu đựng và trương phồng sơn lớp sơn.
Trong những năm gần đây, các vụ hỏa hoạn đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Do vậy việc phòng cháy bằng phương pháp phòng cháy thụ động đang ngày càng phổ biến.
Ngoài chống cháy hiệu quả, lớp sơn chống cháy còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình.