Hiện nay thi công sơn epoxy sàn nhà xưởng đang là xu hướng chung.Phương pháp này đạt chuẩn chất lượng trong các nhà máy chế biến thực phẩm, giải khát, các phòng sạch…Những nơi yêu cầu tính sạch sẽ,tính kháng khuẩn, kháng bụi bẩn, dễ lau chùi.thi công sơn
Sơn epoxy là gì? Sơn epoxy sàn nhà xưởng có đặc tính gì nổi bật?
Sơn epoxy là sơn 2 thành phần. Phần nhựa epoxy là chất làm cứng và phần sơn phủ. Trộn 2 thành phần với nhau trước khi thi công. Khi được pha trộn và thi công đúng cách, hỗn hợp này tạo ra một lớp phủ hoàn thiện có độ cứng, bám dính tốt vào bề mặt bê tông. Tạo nên nền sàn có độ bền, độ bóng và kháng hóa chất cao. Sàn epoxy sử dụng nhiều trong sàn công nghiệp và sàn thương mại. Sơn thường sử dụng trên bê tông và sắt thép để chống nước, kiềm và axit, bảo vệ và làm đẹp cho vật liệu được sơn.
Tìm hiểu về các dòng sơn epoxy trên thị trường?
Sơn epoxy gốc dầu:
sử dụng dung môi pha loãng là xăng dầu. Sơn có giá thành rẻ hơn 2 loại còn lại. Các có các tính chất như: độ bền, kháng hóa chất, bám dính tốt. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng sơn ở các môi trường ẩm ướt. Sơn có mùi hôi của dung môi xăng dầu. Mùi này sẽ bay hơi sau 5-7 ngày sau thi công.
Sơn epoxy gốc nước:
sử dụng dung môi pha loãng là nước. Sơn sở hữu các tính chất về độ bền, kháng hóa chất, bám dính tốt ngang bằng sơn gốc dầu. Sơn gốc nước có thể sử dụng ở những khu vực độ ẩm cao, ít mùi hôi. Sơn được đánh giá thân thiện với môi trường, là sản phẩm được nhà nước khuyến khích người sử dụng thay thế sơn gốc dầu trong tương lai để bảo vệ môi trường.
Sơn epoxy không dung môi (còn gọi là sơn tự san phẳng):
như tên gọi sơn không cần dung môi pha loãng. An toàn với con người và môi trường. Độ bền, độ bám dính, kháng hóa chất vượt trội sử dụng nhiều trong sàn công nghiệp nặng. Giá sản phẩm cao hơn so với 2 dòng còn lại.
Xem thêm: SƠN EPOXY SÀN NHÀ XƯỞNG
Quy trình thi công sơn epoxy sàn nhà xưởng giá rẻ tại Kim Loan:
Tùy mục đích sử dụng sàn theo từng ngành nghề, các nhà đầu tư sẽ được Kim Loan tư vấn sử dụng các sản phẩm, phương pháp thi công phù hợp, giá cả phải chăng nhất.
Khách hàng thường sử dụng sơn hệ lăn 3 lớp: 1 lót+ 2 phủ cho sàn nhà xưởng cần chịu tải trọng trung bình. Và sơn tự san phẳng độ dày phổ thông từ 1mm-3mm cho sàn cần chịu tải trọng nặng.
Sau đây là quy trình thi công phổ biến tại Kim Loan với sản phẩm sơn cao cấp KLC:
Bước 1: Kiểm tra độ ẩm sàn:
Bê tông còn mới phải được bảo dưỡng 28 ngày và được kiểm tra độ ẩm trước khi thi công epoxy
Kiểm tra độ ẩm bằng máy đo độ ẩm, sàn bê tông có độ ẩm nhỏ hơn 10% đạt chuẩn sơn epoxy. Nếu độ ẩm lớn hơn 10% cần có các bước xử lí phù hợp từng nền sàn.
Bước 2: Xử lí bề mặt sàn bê tông:
+ Đối với sàn cũ, dọn dẹp các vật có trên sàn (nếu có) sàn bị yếu cần phải loại bỏ hết trước khi tạo nhám. Đối với sàn epoxy cũ cần mài bỏ lớp sơn cũ. Phải kiểm tra thật kĩ chất lượng sàn bê tông để có cách tạo nhám, sàn bê tông đạt tiêu chuẩn thì tạo nhám bằng cách bắn bi tạo nhám, còn bề mặt bê tông bị yếu thì phải xử lý bằng cách khác.
+ Dùng máy mài bê tông kết hợp máy hút bụi công nghiệp tạo nhám bề mặt sàn
+ Tiến hành trám trét các lỗ hỏng, các khuyết điểm sàn. Các đường nứt bê tông hoặc các vị trí hư hỏng cần được xử lý bằng lớp vữa epoxy KLC, vệ sinh thật sạch sàn trước khi sơn lớp lót.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót epoxy KLC BT:
Có thể dùng máy phun sơn hoặc rulo để lăn sơn.
Pha 2 thành phần sơn theo tỉ lệ, định mức khuyến cáo trên bao bì.
Thi công sơn lót có công dụng như keo dán giữa lớp sơn phủ và nền sàn tạo độ bám dính cao giúp màng sơn bám sát vào mặt sàn và không bị bong tróc.
Bước 4:Thi công sơn phủ KLC hoàn thiện:
Chỉ thi công sau khi lớp sơn lót đã khô.
+ Thi công sơn phủ epoxy KLC hoàn thiện hệ lăn
Thông thường đối với phương pháp thi công hệ lăn,các nhà thầu thường sử dụng 2-3 lớp phủ hoàn thiện để đảm bảo sàn dày, đẹp.
Tiến hành trộn sơn epoxy theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất quy định, khuấy đều.
Dùng rulo nhúng vào hỗn hợp sơn đã pha, lăn đều trên bề mặt sàn.
+ Thi công sơn phủ KLC SP hoàn thiện hệ tự san phẳng:
Tiến hành trộn sơn epoxy theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất quy định, khuấy đều.
Dán băng keo xốp để be bờ phân cách giữa mặt phẳng đổ sơn và không đổ sơn.
Thi công đổ và cào đều sơn bằng bàn cào chuyên dụng theo tỷ lệ diện tích/ kg sơn theo chiều dày màng sơn mong muốn. Lăn rulo gai lăn đều trên bề mặt vừa đổ sơn để khử bọt khí.
Bước 5:Kiểm tra chất lượng sàn và nghiệm thu:
Khâu kiểm tra chất lượng luôn luôn song hành trong từng công đoạn thi công. Tuy nhiên công đoạn sơn phủ hoàn thiện quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra nhiều nhất cần kiểm tra thật kĩ. Sàn bị lỗi cần sửa chữa ngay lập tức. Bảo vệ bề mặt sàn tránh khỏi các tác động trong vòng 24 giờ đầu sau nghiệm thu.
Liên hệ đội thi công chuyên nghiệp tại đây
CÔNG TY TNHH DV TM XD KIM LOAN
Số 147, đường số 28, P.06, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
Email : info@sonnuockimloan.com
Hotline : 028.2200 7114 – 028.22009114