Sơn epoxy kháng khuẩn là giải pháp được áp dụng khá phổ biến cho các công trình bệnh viện trong những năm gần đây. Nhằm tạo môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh cũng như tính thẩm mỹ cho cơ sở hạ tầng thì sơn epoxy thường được áp dụng cho toàn bộ các bề mặt tường – trần – sàn bệnh viện, phòng khám, phòng mổ, cơ sở y tế,…
Sơn epoxy có những tính chất nào?
Epoxy là loại sơn 2 thành phần, gồm thành phần chính và chất đóng rắn. Đặc điểm chung của sơn epoxy là có độ bám cao, bề mặt hoàn thiện sáng bóng. Màng sơn epoxy tạo lớp phủ giúp chống thấm, tăng khả năng chịu lực và chống nứt sàn bê tông. Ngoài ra, sơn epoxy còn có khả năng kháng kiềm nhẹ, dung dịch muối loãng và các loại axit phổ thông. Hơn nữa, với đặc điểm màng sơn liền mạch và chống bám bụi sẽ giúp việc vệ sinh các bề mặt được sơn dễ dàng và nhanh chóng.
Quy trình thi công sơn epoxy kháng khuẩn
Đối với khu vực sàn
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Cần mài bỏ lớp bụi bẩn, tạp chất trên bề mặt tường – trần – sàn cần thi công. Công đoạn này còn có tác dụng giúp bề mặt bằng phẳng, đồng thời tạo độ nhám cho bề mặt.
- Các vết nứt cần được xử lí kỹ lưỡng. Đối với vết nứt nhỏ, có thể sử dụng bột trét epoxy để trám trét. Đối với các vết nứt lớn cần xử lý bằng biện pháp thích hợp hơn.
- Khi khâu xử lí vết nứt hoàn tất, tiến hành làm phẳng mịn bề mặt bằng cách bả một lớp bột trét epoxy cho toàn bộ bề mặt.
- Hút sạch bụi và làm khô bề mặt trước khi sơn.
Bước 2: Sơn lót epoxy
- Pha thành phần chính và chất đóng rắn của sơn lót epoxy theo đúng tỉ lệ quy định. Khuấy đều hỗn hợp trước khi sơn. Nên dựa trên định mức sơn và diện tích bề mặt thực tế cần thi công để pha lượng sơn đủ dùng. Làm như vậy sẽ tránh lãng phí sơn vì khi hết thời gian sống sơn sẽ bị đóng rắn.
- Thực hiện 1 lớp sơn lót epoxy lên bề mặt với rulo (loại chuyên dụng lăn sơn epoxy).
- Sau khi sơn lót khô, làm sạch bụi bề mặt trước khi tiến hành sơn phủ.
Bước 3: Sơn phủ epoxy tự san phẳng
- Pha thành phần chính và chất đóng rắn của sơn phủ epoxy tự san phẳng đúng theo tỉ lệ được quy định bởi nhà sản xuất. Khuấy đều hỗn hợp trước khi sơn. Tuyệt đối không pha loãng sơn.
- Tiến hành đổ sơn phủ epoxy tự san phẳng ra bề mặt đã được làm sạch. Dùng bàn cào trải đều sơn ra và kết hợp lăn rulo gai phá bọt khí.
- Tùy vào độ dày màng sơn yêu cầu mà điều chỉnh lượng sơn cần dùng.
Đối với khu vực tường – trần
Dùng sơn epoxy hệ lăn sẽ thích hợp với các khu vực này. Khâu chuẩn bị bề mặt và lăn sơn lót thực hiện tương tự như trên. Riêng công đoạn sơn phủ, sau khi pha sơn, dùng rulo lần lượt thực hiện 2 lớp sơn phủ. Lưu ý, lớp sau phải được thực hiện sau khi lớp trước đã khô.
XEM THÊM:
Đơn vị chuyên thi công sơn epoxy kháng khuẩn
Kim Loan đã thực hiện nhiều công trình thi công sơn epoxy, trong đó có các hạng mục tiêu biểu như sơn nền nhà xưởng, sơn nền tầng hầm, sơn chống thấm bể xử lý nước thải cho các nhà máy hóa chất và sơn kháng khuẩn cho hệ thống tường – trần – sàn bệnh viện cũng là một trong số các công trình tiêu biểu đó. Ngoài cung cấp dịch vụ thi công sơn chất lượng, chúng tôi còn có chính sách bảo hành hậu thi công để khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng dịch vụ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 028.22007114 nếu quý khách vẫn chưa tìm được đơn vị thi công thích hợp nhé! Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ!
CÔNG TY TNHH DV TM XD KIM LOAN
Địa chỉ: Số 147, đường 28, Phường 6, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.22007114 – 028.22009114
Email: info@sonnuockimloan.com