Không gian văn phòng không chỉ là nơi làm việc mà còn là hình ảnh đại diện cho một công ty/doanh nghiệp. Một văn phòng có không gian đẹp, sạch sẽ không những là môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên mà còn thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của công ty/doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Vì vậy, sau khi hoàn thành công tác xây dựng thì trang trí không gian văn phòng là việc rất được chú trọng. Cũng vì thế, dịch vụ sơn sàn văn phòng đã ra đời nhằm phục vụ tốt cho nhu cầu này.
Sơn sàn văn phòng bằng loại sơn nào?
Về mặt tính chất, sơn Epoxy được chia làm 2 loại là gốc nước và gốc dầu. Về hình thức thi công, sơn Epoxy lại được chia làm 2 hệ gồm hệ lăn và hệ tự san phẳng. Trên thực tế, sơn Epoxy hệ lăn gốc dầu thường được áp dụng cho các sàn nhà xưởng trong khi sơn Epoxy tự san phẳng lại rất thích hợp cho các sàn văn phòng vì mang lạị giá trị thẩm mỹ cao hơn.
Sơn Epoxy tự san phẳng là gì?
Sơn Epoxy tự san phẳng là sơn công nghiệp 2 thành phần, được cấu tạo từ những hạt nhựa và các chất phụ gia hóa học khác. Điều trưng của hệ sơn này chính là không sử dụng dung môi pha loãng và hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng.
Những ưu điểm của sơn Epoxy tự san phẳng:
- Màng sơn dày với độ che phủ cao và bền màu là ưu điểm hàng đầu của hệ sơn này.
- Tạo bề mặt sáng bóng, đẹp, chống bám bụi và dễ lau chùi là ưu điểm thứ hai.
- Ưu điểm thứ 3 là chống nước hiệu quả, giúp hạn chế tối đa rêu mốc, vi khuẩn. Do đó, ngoài ứng dụng cho sàn văn phòng, sơn Epoxy tự san phẳng còn được xem là dòng sơn chuyên dụng cho các sàn phòng sạch, phòng lab, phòng mổ,….
- Cũng giống các dòng sơn khác, sơn Epoxy tự san phẳng cũng có hệ thống màu đa dạng, giúp việc chọn lựa màu sắc để thực hiện ý tưởng trang trí trở nên dễ dàng hơn. Đây chính là ưu điểm thứ 4.
- Ngoài ra, sơn Epoxy còn có nhiều ưu điểm khác như giúp sàn tăng khả năng chịu lực va đập và tải trọng.
Quy trình sơn trang trí sàn văn phòng chuẩn
- Sản phẩm sử dụng: Bột trét Epoxy KLC, Sơn lót Epoxy KLC, Sơn phủ Epoxy KLC.
- Dụng cụ thi công sơn: Bay thép, bay thép răng cưa, rulo gai.
THỰC HIỆN:
Bước 1: Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị & xử lý bề mặt.
– Khoanh vùng khu vực thi công.
– Dùng bạt bao che để tránh bụi bẩn và đảm bảo vệ sinh.
– Tập kết vật tư, trang thiết bị thi công cần thiết.
– Chuẩn bị các dụng cụ an toàn lao động như giày bảo hộ, nón bảo hộ, khẩu trang/mặt nạ phòng độc, quạt thông gió, các thiết bị cảnh báo khu vực thi công.
– Vệ sinh quét dọn toàn bộ bề mặt.
– Mài loại ba giớ, các tạp chất bám dính vào tạo nhám bề mặt nền.
– Dùng bột bả Epoxy 2 thành phần trám trét các khiếm khuyết bề mặt.
+Pha thành phần A (bột) từ 08-10 lít nước sạch dùng máy khuấy đánh cho hỗn hợp đồng nhất .
+Pha thành phần B vào thành phần A và khuấy đều sau đó dùng bay trám trét bề mặt.
Bước 2: Sơn 1 lớp sơn lót Epoxy KLC.
– Pha thành phần B (chất đóng rắn) vào thành phần A (chất chính).
– Dùng máy khuấy trộn đều cho hỗn hợp đồng nhất “tỷ lệ chất chính : chất đông cứng = 7:1 theo trọng lượng”.
Bước 3: Sơn 1 lớp sơn phủ Epoxy KLC.
– Sau 06-12h sơn phủ Epoxy KLC SP tự san phẳng dày 2mm.
+Pha thành phần B (chất đóng rắn) vào thành phần A (chất chính).
+Dùng máy khuấy trộn đều cho hỗn hợp đồng nhất “tỷ lệ chất chính : chất đông cứng = 8:1 theo trọng lượng”.
Bước 4: Nghiệm thu & Bàn giao.
– Chỉnh sửa các điểm bị lỗi (nếu có).
– Nghiệm thu và bàn giao công trình.