Xử lý bề mặt trước khi sơn là bước quan trọng đầu tiên khi tiến hành thi công sơn một công trình. Nếu chúng ta xử lý bề mặt không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ. Lớp sơn chỉ thực sự có hiệu quả khi được sơn trên bề mặt được xử lý và chuẩn bị kỹ càng. Sau đây sonnuockimloan.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của bước này dưới nội dung sau đây.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn hoàn thiện:
- Sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng: Sơn có nhiều loại với nhiều ứng dụng khác nhau, vì vậy bạn cần hỏi kỹ chuyên viên tư vấn để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
- Công tác chuẩn bị bề mặt: Việc xử lý sạch và bằng phẳng bề mặt trước khi sơn thì rất quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính, tính thẩm mỹ và chất lượng của màng sơn tạo thành.
- Quá trình tiến hành sơn: Việc sơn đòi hỏi thợ sơn có tay nghề cao để tạo ra lớp sơn đẹp và đều màu. Lựa chọn thợ sơn nhiều kinh nghiệm là một trong những bước quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn tạo thành.
- Chất lượng của sản phẩm sơn: Muốn đảm bảo lớp sơn đẹp hoàn hảo thì cần phải mua được loại sơn chất lượng chính hãng, địa chỉ uy tín – tin cậy.
Tại sao phải xử lý bề mặt trước khi sơn?
Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn phủ hoàn thiện. Việc chuẩn bị bề mặt thật tốt trước khi thi công sẽ giúp:
- Tăng độ bền lớp sơn: Bề mặt sạch sẽ, không lẫn bụi bẩn, tạp chất,… Giúp tăng độ bám dính giữa lớp sơn và bề mặt, từ đó tăng tuổi thọ màng sơn.
- Tăng tính thẩm mỹ cho màng sơn hoàn thiện: Bề mặt được xử lý bằng phẳng giúp lớp sơn mịn, đều màu, không xảy ra tình trạng chỗ lồi, chỗ lõm, chỗ nhiều sơn, chỗ ít sơn.
- Tiết kiệm chi phí: Giúp lớp sơn tránh được các hiện tượng phồng rộp, nổi bọt khí,… Giúp tiết kiệm chi phí cho việc nâng cấp, tu sửa.
Cách xử lý bể mặt trước khi sơn
Xử lý bề mặt trước khi sơn bao gồm các bước:
- Đầu tiên là loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, dầu mỡ, rỉ sét trên bề mặt muốn sơn. Tùy vào điều kiện và mức độ bám bẩn mà có thể chọn sử dụng giấy nhám, máy mài sàn,…
- Tiếp đến là sữa chữa, trám trét các khiếm khuyết, vết nứt trên bề mặt, tạo phẳng bề mặt.
- Cuối cùng là lau sạch và khô bề mặt mới tiến hành thi công sơn. Những nền bê tông mới phải đạt 28 ngày tuổi thì sàn mới khô hoàn toàn và đạt độ cứng nhất định.
Trên đây sonnnuockimloan.com đã chia sẻ tầm quan trọng của việc xử lý bề mặt trước khi sơn. Nếu Quý khách còn thắc mắc hay cần tư vấn kỹ thuật thi công. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0982.999.866, chúng tôi sẽ hỗ trợ và tư vấn miễn phí.